SÁCH

QUÊ HƯƠNG

XỨ THANH (QUÊ CHA)

Thanh Hóa là quê cha tôi. Người ta nói "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần". Cha con tôi từ nhỏ cho đến hết đời chẳng cậy được thế của ai, chỉ sống bằng mồ hôi nƣớc mắt và hai bàn tay của chính mình. Người Thanh Hóa cũng vậy, gặp nhau cũng vui nhưng không lập bè lập cánh, bênh vực nhau, nâng đỡ nhau như dân các tỉnh khác (Quảng Nam chẳng hạn ...)

LÀNG HÀNH THIỆN (QUÊ MẸ)

Làng Hành Thiện (huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định) là quê ngoại của tôi. Làng không những là đơn vị hành chánh của xã hội Việt Nam mà hơn nữa là gốc gác tinh thần của người Việt Nam - Nguyễn Du người làng Tiên. Điền nên thường gọi là Tiên Điền Nguyễn Du. Tú Xương quê ở làng Vị Xuyên nên được gọi là ông Tú Vị Xuyên.

LÀNG QUỲNH ĐÔI

Quỳnh Đôi là một làng có diện tích nhỏ nhất và ít dân cư nhất (4, 5 ngàn người theo thống kê năm 2006) trong hơn 4 chục làng của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thế mà Quỳnh Đôi lại là một trong số làng nhiều khoa bảng nhất nước: hàng ngàn Tú Tài, hàng trăm Cử Nhân, hàng chục Trạng Nguyên Tiến Sĩ.

LÀNG MỘ TRẠCH

Làng Mộ Trạch mệnh danh là Tiến Sĩ Sào (ổ tiến sĩ) hay Làng Tiến Sĩ. Với số 36 tiến sĩ, Mộ Trạch đã bỏ xa các làng khoa bảng khác (Đông Ngạc - Hà Đông/Hà Nội, Hành Thiện - Nam Định, La Hà - Quảng Bình, An Đồng - Hà Tĩnh, Võ Liệt - Nghệ An,...).

LÀNG ĐÔNG NGẠC

Tác giả “Làng Hành Thiện” lại đến với độc giả của Thời Luận với bài viết “Làng Đông Ngạc”. Thêm một lần nữa, tác giả minh chứng rằng dân trong một làng dù sống dưới chế độ nào, dù lưu lạc đến chân trời góc biển nào cũng vẫn giữ được và mang theo cái khuôn mẫu truyền thống của làng mình trong mọi lãnh vực. Từ một làng suy ra cả nước: Tiếng ta còn ..., Phong Hóa ta còn ... Gốc ta còn ... Nước ta còn.

ĐẠI HỌC Y KHOA

GIÓ KHƠI

Gió khơi là đám người già trẻ, gái cùng trai “... gồm mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt lớp người cũ hay đợt sống mới, không dung thứ óc địa phương, không khinh kẻ hèn nhưng vẫn trọng người sang, trọng dụng người tài mà vẫn không bỏ kẻ thiếu tài vì họ có nhiều sức, chấp nhận các xu hướng chánh trị khác nhau miễn rằng mọi giải pháp phải đưa đến một Quốc Gia Việt Nam Toàn Vẹn. Độc Lập và Tự Cường” (Nguyệt san Gió Khơi số 4 tháng 10, 1966).

Y KHOA HUẾ

Những lần đầu tiên tôi ra Huế, khi xe của tôi vừa từ phi trường Phú Bài tới cổng trường đã thấy vài chục sinh viên xe đạp (đa số), xe gắn máy đứng chờ sẵn đón tôi. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao biết giờ này tôi ra tới mà ra đây đón. Các bạn sinh viên hớn hở nói: “Biết hôm nay thày ra nên cứ thấy máy bay là là đáp xuống là chúng em ra đón thầy” và liên tiếp hỏi tôi về sự học. Họ thiết tha với việc học 1 cách khác thường làm tôi thật cảm phục và cảm động. Trong bài diễn văn nhậm chức, tôi đã thề rằng: “...nhất định đương đầu với tất cả trở ngại...và sẽ làm tất cả những điều phải làm cho trường Y Khoa Huế, dù có phải đối chọi với sóng gió trên phá Tam Giang.”

Y KHOA MINH ĐỨC

ĐẠI HỌC CHI ĐẠO TẠI MINH MINH ĐỨC

Chỉ còn vài hôm nữa, tôi sẽ gặp lại những người bạn cũ thân yêu của Ðại Học Y Khoa Minh Ðức. Thế là đã trên dưới 30 năm đủ thành một ÐẠI, tức thời gian sống động của một đời người. Bây giờ họ đã là những người có sự nghiệp, cơ nghiệp, danh vọng trong nhiều lãnh vực khác nhau, có thể còn hơn tôi nhiều. Nhưng trong tâm tư tôi, họ vẫn còn là những chàng trai, những cô nàng mười tám, đôi mươi:

" ... mới bước vào trường

rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc

xếp hạnh phúc với chương trình lớp học ..."

Y KHOA MINH ĐỨC

HOA TRÁI CỦA MINH MINH ĐỨC

“Đại Học chi Đạo tại Minh Minh Đức” kể lại câu chuyện Y khoa Minh Đức từ lúc được khai sinh (1970) cho đến lúc bị khai tử (1975). Tôi viết bài này kể lại các chuyện xảy ra sau năm 1975 cho đến nay để xem sau khi Cây Mẹ đã bị đốn xuống, gục ngã thì các hạt giống vũng vãi khắp nơi, trong nước và ngoài nƣớc, có nẩy mầm được không, có vƣơn lên được không và trở thành những cái giống gì ?

Y KHOA TÂN TẠO

BIẾN CỐ TÂN TẠO

Bộ tài liệu Biến Cố Tân Tạo thâu góp các văn kiện nguyên gốc và trình bày các sự kiện có thật một cách Y Thị/ As Is, đã xảy ra như một cơn ác mộng cho bao sinh viên & gia đình. Đáng nhẽ họ phải đƣợc hưởng một nền giáo dục Chân Thiện Mỹ, được trở thành một Kẻ Sĩ trƣớc khi hoàn thành Y Nghiệp để giúp đời cứu người và đƣợc sống cái Vô Cùng của tuổi Thanh Niên dưới mái trường hữu hạn. Một Sự Kiện hay một Vụ Án lớn nhất trong Lịch Sử Giáo Dục VN mà mọi việc trong xã hội đều giải quyết bằng Tiền.

BẠCH THƯ

CÔNG CUỘC PHÒNG NGỪA VIÊM GAN TẠI VN

Bài viết “Bạch Thư” là một thông điệp gửi cho tất cả mọi người. Đọc xong, bạn sẽ tự hỏi mình và các người thân yêu của mình đã đi thử nghiệm viêm gan B/C (HBV, HCV) bao giờ chưa nhỉ ? Nếu chưa thì thúc giục mọi người đi thử ngay đi, chỉ chấm vào ô: “Hepatitis Panel” là trọn bộ - hoặc 3 tests riêng biệt HBsAg, HBsAb và HCV là đủ rõ trắng đen. Nếu chưa nhiễm siêu vi B thì đi chích ngừa 3 mũi ngay để tránh hậu hoạn.

NGHỆ THUẬT

HÁT NÓI - ĐÀN ĐÁY

VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM

Hát Nói là một thể thơ Ca Trù mới được tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất và đã lưu lại những áng văn chương bất hủ. Nhưng Hát Nói không phải là tất cả Ca Trù Việt Nam. Bên cạnh Hát Nói, Ca Trù còn có hơn 40 thể khác. Đàn Đáy là một nhạc cụ đặc biệt trong dàn nhạc Ca Trù và gần đây trở thành một cây đàn độc nhất trong bộ môn hát Ca Trù cận đại mà người ta thường gọi là hát Ả Đào hay hát Cô Đầu. Bài viết này viết về Ca Trù Việt Nam nhưng lấy tựa đề là Hát Nói và Đàn Đáy. Ý muốn làm nổi bật thể thơ Hát Nói và cây Đàn Đáy, một phối hợp Thơ Nhạc tuyệt vời và đặc biệt Việt Nam.

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

LỊCH SỬ VÀ KỸ THUẬT

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Tuy Tranh Lụa, Mộc Bản,... là các bộ môn khá độc đáo trong Mỹ Thuật Việt Nam nhưng Sơn Mài Việt Nam đã thực sự chiếm một vùng trời nghệ thuật riêng cho ngành Hội Họa Việt Nam. Sơn Mài Việt Nam đã giữ một vị trí độc tôn, vượt lên các loại tranh sơn mài của các quốc gia khác. Trong lịch sử xây dựng bộ môn Sơn Mài Việt Nam có ba nhân vật điển hình cho ba cái mốc đáng ghi nhớ:....

CHƠI THẢ THƠ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Mỗi lần về Huế, tôi lại tìm thăm một địa danh mới, gặp gỡ thêm những kỹ nhân hay thưởng thức một thú vui lạ.

Cách đây 40 năm khi ra Huế làm Khóa Trưởng Đại học Y Khoa, tôi đã cuốc bộ đi khắp đồng ruộng, bãi tha ma, làng mộ, đồi núi chung quanh Huế với thầy địa lý Dương Thái Ban và nhận ra quả thật Huế có những thế đất đế vương anh hùng hào kiệt, văn thần võ tướng.

DÂN NHẠC VIỆT NAM

Hoàn cảnh xã hội Miền Nam giữa thập niên 60, phong trào Thanh Niên Văn Hóa GIÓ KHƠI và tác phẩm “DÂN CA VIỆT NAM” của HÙNG LÂN là một chuỗi Tương Sinh: việc này dẫn đến việc nọ.

Một khi Ngôn ngữ được long trọng hóa, nghệ thuật hóa để trở thành Dân ca thì Ngôn ngữ không còn nằm trong hình thức quá sơ sài, quá lỏng lẻo của những lời nói thường nữa. Lúc ấy, Ngôn ngữ đã được chỉnh tề hóa, được văn chương hóa.

PHIÊU LƯU KHÁM PHÁ

TUỔI 80 LEO CAO ĐỈNH NÚI

Từ hồi còn tuổi thiếu niên thanh niên tôi đã vốn không thich đi bộ leo dốc chứ dừng nói đến chuyện leo núi (có lẽ tim tôi không thích hợp với những trò leo trèo). Thế mà ngoài chuyện chinh phục đỉnh Fansipan như trong bái viết dưới đây ở tuổi 78 (tháng 7 năm 2012), tôi còn leo bao đỉnh núi cao của Việt Nam và thế giới

LÊN BẮC CỰC

Bùi Duy Tâm rất thân ái báo tin để các bạn biết tôi sắp làm một cuộc du hành xa xôi nhất và hào hứng nhất trong đời: "ĐI BẮC CỰC ". Ngày 16 tháng 4, 2006 (còn đúng 1 tuần lễ nữa) tôi rời San Francisco lên đường đi BẮC CỰC và ngày 20 tháng 4 năm 2006 tôi sẽ có mặt tại Bắc Cực, nơi La Bàn chỉ đúng 90 độ (geographic North Pole) Với một tâm hồn lãng tử và một thể chất bền bỉ dẻo dai, Bùi Duy Tâm của các bạn đã thực sự là một Tài Tử của cuộc đời.

CHƯA ĐẶT TÊN MỤC

LINH HỒN CÕI ÂM

Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Không ai tránh được cái chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoạn về ma quỷ. Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về cái chết, về linh hồn, về cõi đời sau khi chết (life after death) nhưng hơi nhiều hơn mọi người.

KHÓC

(BÙI DUY TÂM, người con trai đầu lòng, viết Lời Khóc Cha từ bên kia bờ Thái Bình Dương, khi Cha ngã bệnh nặng, trao phó cho Bùi Duy Tân, người con trai thứ sáu, đọc trong Lễ An Táng nhưng năm rưỡi sau 23/10/1990 Cha mới mất. Anh chị Cả về kịp để Chôn Cha và Khóc Cha.)