Nghĩa tình 

 HOÀNG SA - TRƯỜNG SA 

  Phần 13  

Ngày 8 (Thứ Tư 23/4/2014): Đảo Trường Sa Đông (sáng), Đá Tây A/C (chiều)

Đảo Trường Sa Đông (tiếng Anh: Central (London) Reef; tiếng Filipino: Gitnang Quezon; tiếng Trung: 中礁; bính âm: Zhōng jiāo, Hán-Việt: Trung tiêu) là một bãi cát nằm trên một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo cách đá Tây khoảng 6 hải lý (11 km) về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 12,7 hải lý (23,5 km) về phía tây-tây bắc, cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 260 hải lý. Rạn san hô này cùng với đá Đông, đá Tâyđá Châu Viên hợp thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là cụm rạn Luân Đôn (London Reefs). Đảo Trường Sa Đông (tên cũ trước năm 1978 là đảo Đá Giữa) là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam kiểm soát đảo như một phần của thị trấn Trường Sa huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Bề mặt rạn san hô không bằng phẳng, nên độ nông sâu thất thường dễ gây nguy hiểm cho tàu ra vào. Diện tích thềm san hô khoảng 1 km2. Đảo Trường Sa Đông có chiều dài khoảng 250 m, chiều rộng khoảng 120 m.

 Diện tích đất tự nhiên của đảo là khoảng 0,88 ha. Theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến Lược (CSIS - Hoa Kỳ) thì Việt Nam từ năm 2012 đến 2013 đã bồi đắp thêm cho đảo này khoảng 1,67 ha. Như vậy tổng diện tích đất nổi của đảo là 2,55 ha (0.025 km2).

Trường Sa Đông là đảo có lớp mùn san hô mỏng, nên chất đất cằn cỗi, gây khó khăn cho các loài cây trồng phát triển. Tuy vậy, ngoài các loại thực vật chịu mặn như bàng vuông, tra, muống biển thì trên đảo đã trồng được nhiều loại cây che bóng mát khác như bàng đất liền và cả cây ăn trái như dừa, sa kê. Trên đảo trồng được nhiều loại rau xanh trong các ô đất cải tạo như bầu bí,rau muống, rau lang, rau cải, mồng tơi... Ngoài ra lính trên đảo nuôi lợn và các loài gia cầm như gà, ngan, vịt...

Khu vực biển quanh đảo này khá phong phú về số lượng và chủng loại hải sản như: cá ngừ, hải sâm, rùa biển và nhiều loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao khác.

Trên đảo ngoài các công trình quân sự còn có trạm xá quân y, hệ thống điện gió, 1 cầu tàu và một sân đỗ trực thăng.

Ngày 3 tháng 7 năm 2022, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành chùa Trường Sa Đông trên đảo. Đảo này chưa có hộ dân nào,

Lịch sử

Đầu năm 1978, tình hình ở khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến phức tạp, Philippines đưa quân chiếm đóng bãi An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu thuyền quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân quyết định, phải nhanh chóng đưa quân đổ bộ và đóng giữ tại các đảo nổi còn lại của quần đảo Trường Sa gồm có đảo Đá Giữa (Trường Sa Đông), đá Grierson (Sinh Tồn Đông), Hòn Sập (Phan Vinh), và đảo An Bang.

Ngày 4 tháng 4 năm 1978, một phân đội gồm 19 người của Trung đoàn 146, Vùng 4 Hải quân do Tham mưu trưởng Trung đoàn Nguyễn Trung Cang chỉ huy, đi trên tàu 681 của Lữ đoàn 125 đã đổ bộ, đóng giữ đảo Đá Giữa (tên cũ của đảo Trường Sa Đông).

Đảo TRƯỜNG SA ĐÔNG (sáng) 

Chiến hào kiên cố  bảo vệ đảo

Đảo Đá Tây, Song Tử Tây: Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân bám biển

Nằm trên bãi ngầm san hô với những doi cát nổi cao, bên trong có hồ nước rộng, đảo Đá Tây, đảo Song Tử Tây… (trên huyện đảo Trường Sa) là những nơi lý tưởng làm chỗ neo đậu cho tàu đánh cá xa bờ của ngư dân tránh bão an toàn.

Bên cạnh đó, công tác dịch vụ hậu cần nghề cá tại các đảo này từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, trở thành chỗ dựa vững chắc cho những con tàu ra khơi khai thác đánh bắt dài ngày trên vùng biển xa của Tổ quốc.



Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây.


Đảo Đá Tây nằm trên bãi ngầm san hô có diện tích khá lớn (dài khoảng 7 hải lý, rộng 4 hải lý), được hình thành bởi hoạt động của một dãy núi lửa ngầm dưới đáy biển từ hàng triệu năm. Do được hình thành từ sự phun trào của các dãy núi lửa dưới đáy biển nên cấu tạo của các dãy san hô thường là hình trải dài, có vành đai phía ngoài cao, ở giữa lõm xuống tạo thành hồ có độ sâu từ vài chục tới cả trăm mét.


Các hồ này trở thành nơi trú ẩn tự nhiên rất an toàn và thuận lợi cho các tàu bè khi gặp bão. Tận dụng lợi thế đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã đầu tư xây dựng một cụm dịch vụ kinh tế ở phía Đông của đảo, trong đó có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá.


Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây thuộc Tổng Công ty thủy sản Việt Nam, cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá như: Lương thực, thực phẩm, nhiên liệu; sửa chữa, cứu hộ tàu, thuyền gặp nạn; sơ cấp cứu cho ngư dân bị tai nạn khi khai thác hải sản thuộc vùng biển Trường Sa.


Trung tâm được xây dựng với diện tích 3.000 m2 trên nền đảo chìm san hô, được trang bị hiện đại gồm: Xưởng cơ khí hàn, tiện, khoan, phay bào, đáp ứng nhu cầu sửa chữa tàu thuyền của ngư dân; trang bị thiết bị cứu sinh, thông tin liên lạc; có bồn chứa nhiên liệu dung tích 337 m3, bồn chứa nước ngọt 928 m3 cấp nước ngọt miễn phí cho ngư dân hoạt động trên biển. Tại đây còn thu mua hải sản cho ngư dân, tạo điều kiện để bà con bám biển dài ngày, làm giảm chi phí, tăng thu nhập cho từng chuyến ra khơi…


Theo Ban Quản lý Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây (được quản lý bởi Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông), Trung tâm có 8 tàu dịch vụ, 1 pông - tông (thùng nổi, di chuyển nhờ tàu kéo) chứa dầu. Trong năm 2015, đã có 450 tàu, thuyền của ngư dân vào đảo, được Trung tâm cấp miễn phí hơn 2.500 m3 nước ngọt; 34 tấn lương thực, thực phẩm; cứu hộ 10 tàu gặp sự cố; cấp 300.000 lít nhiên liệu; sửa chữa 13 tàu hư hỏng…


Ảnh chụp vệ tinh của Đảo Đá Tây A

Đảo Đá Tây B

Đảo Đá Tây C

Bản đồ hành chính đều thể hiện danh từ riêng là Tây còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá (rạn san hô). Về bản chất địa lý, đá Tây không phải là một đảo mà là rạn san hô vòng.

Rạn san hô Đá Tây có dạng hình quả trám nằm theo trục đông bắc-tây nam, dài khoảng 9 km, rộng tối đa 5,5 km. Các lạch nước phân chia vành san hô của rạn vòng này thành bốn phần riêng biệt. Một doi cát nổi lên với độ cao tối đa là 0,7 m ở bãi san hô phía đông.

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 3 điểm trên Đá Tây, được đặt tên là Đảo Đá Tây A, B, C, có tọa độ địa lý là (trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):



Cột mốc chủ quyền đảo Đá Tây A nhìn từ trên cao. Có thể thấy đảo Đá Tây C ở phía chân trời.

Ngoài các công sự của hải quân thì tại đây còn có một ngọn đèn biển xây dựng vào năm 1994 nằm gần đảo Đá Tây B 

Đảo Đá Tây A là đảo chìm mới được tôn tạo và bồi đắp thành đảo nổi, phần nổi hiện nay hoàn toàn là xác san hô được lấy từ phần đào để làm âu tàu, đặc điểm là cát san hô bị nhiễm mặn. Rau xanh trên đảo được trồng trong các nhà màng. Có bể ngầm ngay dưới nền nhà màng để thu gom toàn bộ nước mưa tại các mái nhà và đường bê tông để dự trữ phục vụ cho tưới rau và chăn nuôi. Cây xanh trên đảo được trồng chủ yếu là bàng vuông, phi lao. Dân trên đảo còn trồng và thu hoạch được dưa hấu.

Đảo Đá Tây A có âu tàu rộng khoảng 16.5 ha có thể chứa được khoảng 200 tàu cá tránh trú bão an toàn.

Bên cạnh đó còn có khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ khai thác thủy sản Biển Đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và một siêu thị cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho ngư dân từ lương thực, thực phẩm đến nhu yếu phẩm. Ngoài ra đảo còn có 2 nhà tránh trú bão với sức chứa 2.000 người.

Trên đảo Đá Tây A có "Nhà Đại đoàn kết các Dân tộc Việt Nam" được xây dựng vào năm 2019. Tháng 6 năm 2022, chùa Đá Tây A được Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành trên đảo.

Trường tiểu học Đá Tây tiếp nhận các học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5. Năm học 2022-2023, trường này có tổng cộng 11 học sinh.

Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ chiếm đóng một số bãi san hô. Hải quân Việt Nam mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa.

Ngày 2 tháng 12 năm 1987, tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 đưa các lực lượng hải quân đánh bộ và công binh cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây. Cuối tháng 11 năm 1987, khu nhà ở và nhà trực canh đã hoàn thành. Đơn vị chốt giữ Đá Tây lập tức tổ chức canh gác, bảo vệ đảo.


ĐÁ TÂY (A) với Công Ty Thủy Sản

Một nhóm đi thăm ĐÁ TÂY (A)


 ĐÁ TÂY (C)



Tiện nghi Toilet, Phòng Tập Thể Thao cùng nơi trồng Rau Xanh




Giao Lưu Văn Nghệ với chiến sĩ  trấn đảo