Nghĩa tình 

 HOÀNG SA - TRƯỜNG SA 

  Phần 14  

Ngày 9 (Thứ Năm 24/4//2014): ĐÁ LÁT & ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN  

Với Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Tổ Chùa Trường Sa và ĐẠI LỄ CẦU SIÊU-TƯỞNG NIỆM 

ĐÁ LÁT

Đá Lát (tiếng Anh: Ladd Reef; tiếng Trung: 日积礁; bính âm: Rìjī jiāo, Hán-Việt: Nhật Tích tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Lát là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Việt Nam kiểm soát đá này từ ngày 5 tháng 2 năm 1988, quy thuộc nó vào thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đồng thời duy trì một ngọn hải đăng tại đây.

Năm 1843, trong chuyến đi biển trên chiếc tàu săn cá voi mang tên Cyrus, thuyền trưởng Richard Spratly ghi nhận hai vùng nguy hiểm đối với tàu bè: rạn san hô được ông đặt tên là Ladd Reef, tức đá Lát, dựa theo họ của thuyền trưởng Ladd trên tàu Austen; hòn đảo gần đó được đặt là Spratly's Sandy Island tức đảo Trường Sa.

Bản đồ hành chính Việt Nam đều thể hiện danh từ riêng là Lát còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Lát không phải là một đảo mà là rạn san hô.

Trong số các thực thể địa lý do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa, đá Lát là đá nằm xa nhất về phía tây (gần đất liền Việt Nam nhất) cách đảo Trường Sa khoảng 13,3 hải lý (24,6 km) về phía tây.

Rạn san hô đá Lát nằm theo trục đông bắc-tây nam, có chiều dài khoảng 6,4 km, chiều rộng khoảng 1,6 km và diện tích là 9,9 km². Ở giữa rạn san hô này có một vụng biển kín, nhưng Việt Nam đã đào một kênh nước nối từ biển vào năm 2016.

Đá Lát chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên, nhưng khi thủy triều xuống thấp thì có nhiều hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt biển.

Có một tổ hợp kiến trúc gọi là Đảo Đá Lát gồm nhà lâu là dùng làm nơi đồn trú của hải quân (tọa độ địa lý ghi trên bia chủ quyền là 8°40′10″B 111°40′23″Đ) nối với một nhà văn hóa đa năng (được hoàn thành vào tháng 10 năm 2018).

Đầu tháng 11 năm 2022, Việt Nam tiến hành bồi đắp và nạo vét gần điểm Đảo Đá Lát.

Hải Đăng

Năm 1994, một hải đăng được Việt Nam xây trên nền san hô cách nơi đồn trú của hải quân 1.100 m về phía tây-tây nam, có kết cấu bằng thép với những lỗ xiên hoa. Chiều cao tháp đèn là 42 m, tầm hiệu lực ban ngày là 15 hải lý còn ban đêm là 18 hải lý.

 Một nhóm đi thăm ĐÁ LÁT

Năm 1994, ngọn hải đăng được Việt Nam xây trên nền san hô cách nơi đồn trú của hải quân 1.100 m  

ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN 

Đảo Trường Sa, hay Đảo Trường Sa Lớn (tiếng Anh: Spratly Island/Storm Island; tiếng Trung: 南威岛; Hán-Việt: Nam Uy đảo; bính âm: Nánwēi dǎo), là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 sau Bến Lạc, Thị TứBa Bình, nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km theo đường biển.

Đảo Trường Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt NamTrung Quốc. Đảo này hiện đang do Việt Nam kiểm soát, có tên gọi chính thức in trên bản đồ hành chính Việt Nam và trên bia chủ quyền do nước này dựng trên đảo là Trường Sa, mặc dù rằng người ta cũng sử dụng rất rộng rãi biệt danh Trường Sa Lớn vì là đảo lớn nhất của VN  trong quần đảo Trường Sa

Địa lý và môi trường

Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam), đảo này dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15 km², xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo; Hiện nay (2020) đảo dài 1300 m, rộng tối đa 500 m. Theo Trung tâm chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Hoa Kỳ), thì Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 15 hectare cho đảo Trường Sa lớn. Theo như hình ảnh vệ tinh LandsatLook thì diện tích đất nổi sau khi bồi đắp của đảo là vào khoảng 36,5 hectare (0,365 km²)

Bề mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với mực nước biển khi thủy triều xuống thấp nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống. Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều.

Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông bão thường xuyên xảy ra.

Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt. Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh, rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan và ngỗng.

Lịch sử

Thời Pháp thuộc, ngoài tên gọi Spratly, đảo còn có tên île de (la) Tempête (tạm dịch: đảo Bão Tố), khởi nguồn từ tên gọi Horsburgh's Storm Island trong tiếng Anh, vốn do nhà Thủy văn học người Scotland James Horsburgh đặt ra. Riêng danh xưng Spratly có từ năm 1843, do thuyền trưởng Richard Spratly đặt, viết đầy đủ là Spratly's Sandy Island. Nhật Bản khảo sát đảo Trường Sa vào năm 1918, có thời gọi tên đảo này là Nishitorishima (西鳥島 (Tây Điểu đảo) , tạm dịch: "đảo chim ở phía tây"?).

Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse ra quần đảo Trường Sa và thượng cờ Pháp trên một gò đất cao thuộc đảo Trường Sa. Thời điểm đó, Pháp có thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ. Cuối tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động chiếm các đảo thuộc Trường Sa và liệt kê một danh sách kèm theo, trong đó ghi rằng họ chiếm đảo Trường Sa vào ngày 13 tháng 4 năm 1930.

Đầu thập niên 1960, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có vài lần viếng thăm đảo Trường Sa. Trong năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa đã ghé thăm và xây dựng lại các bia đánh dấu một cách có hệ thống trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, và bia trên đảo Trường Sa được dựng ngày 19 tháng 5 năm 1963.

Sau sự kiện hải chiến Hoàng Sa, Hải quân Việt Nam Cộng hòa cho quân đồn trú trên đảo từ tháng 2 năm 1974.

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và đồn trú trên đảo này từ đó đến nay.

Hành chính

Đối với Việt Nam, đảo Trường Sa đóng vai trò đảo chính trong số các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa do nước này kiểm soát. Năm 2007, Chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ cận thuộc cụm Trường Sa và cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) như đảo An Bang, đá/bãi Thuyền Chài,...Trên đảo này có trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa.


Dân cư

Trẻ em nô đùa trên đảo Trường Sa.

Trên đảo Trường Sa có bảy hộ gia đình từ huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa ra sinh sống từ năm 2008. Mỗi gia đình sống tại một căn hộ gồm hai phòng; bếp và nhà tắm tách riêng; phía sau có mảnh vườn trồng rau. Hiện thời, sau khi hoàn tất chương trình tiểu học thì học sinh trên đảo sẽ được chuyển vào đất liền để tiếp tục chương trình trung học cơ sở.

Cơ sở hạ tầng

Đường băng trên đảo được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh. Đường băng dài 1300m và sân đỗ máy bay mới có ba lớp kết cấu gồm lớp nền móng tạo phẳng được lu lèn chặt, lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm. Cảng cá trên đảo được định hướng tới năm 2020 sẽ có thể đón được tàu có công suất tối đa 1.000 CV, phục vụ 90 lượt tàu cá/ngày và tổng lượng thủy sản lưu thông qua cảng là 10.000 tấn/năm. Điện năng trên đảo lấy từ hệ thống pin mặt trờitua bin gió.

Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa là một bộ phận của đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ. Được xây dựng từ năm 1977, đây là một trong hai mươi sáu trạm phát báo quốc tế với số hiệu 48920 do Tổ chức Khí tượng Thế giới cấp Bảy nhân viên của trạm đo đạc và xử lý các thông số tám lần rồi báo về đất liền theo tần suất ba giờ/lần (bình thường) hoặc ba mươi phút/lần (thời tiết bất thường), liên tục từ 1 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa là một cơ sở y tế cấp một toạ lạc trên đảo với các trang thiết bị như thiết bị khám cơ bản, siêu âm, điện tâm đồ, máy thở,.. Một trường tiểu học cao hai tầng - có diện tích trên 200 m², gồm hai phòng học, hai phòng công vụ, một phòng vui chơi và một thư viện - đã khánh thành vào tháng 4 năm 2013. Ngoài ra, đảo còn có hải đăng, trung tâm cứu hộ-cứu nạn, chùa, chòi đá (cao 5,5 m, ở mũi phía nam đảo), nhà văn hoá,.


Thuyền mực ngoài khơi Đảo Trường Sa

Chiến Hào Phòng Thủ Trường Sa

PHÒNG MỔ PHẪU THUẬT

Công Thự và Trường Học

Chăn Nuôi & Giếng Nước

Chùa Miếu & Nhà Thờ Tổ

ĐẠI LỄ CẦU SIÊU-TƯỞNG NIỆM