THẦN Y BÙI DUY TÂM, the USA top-paid physician 

(part 1)

Vượt biên đến Mỹ tháng 5 năm 1980, tôi tới UCSF thăm Professor David M. Greenberg,  ông Thày cũ ngày xưa (1961-1964) đã nhận tôi vào học chương trình PhD,  xin ông cho tôi tiếp tục làm việc tại dept of biochemistry của ông. Ông khuyên tôi nên học thi bằng tương đương MD (ECFMG+ FLEX)  để lấy License hành nghề Bác Sĩ, một nghề kiếm tiền nhiều nhất nước Mỹ.  Theo nghề nghiên cứu và giảng dạy biochemistry như một giáo sư thì ít tiền lắm. Nước Mỹ này chỉ trọng người làm nhiều tiền.  Tôi đành nghe lời ông quyết tâm học lại để hành nghề Bác Sĩ của tôi (ông mất sau đó 1 năm).

 Tôi đến ngay Kaplan Center là nơi luyện thi các bằng chuyên môn. Học hành chuyên cần trong 2 năm tôi đậu hết các chứng chỉ ECFMG và FLEX 1&2 nhưng phải xin được vào làm Intership tại một bênh viện mới có thể thi license MD. Đó là một trở ngại lớn cho các bác sĩ ngoại quốc nhất là tôi đã lớn tuổi (50 tuổi).

Dr Peter Panagotacos, một thành viên của Hội Đồng Quản Trị St Mary Medical Center  đã hết lòng giúp tôi, đưa tôi vào St Mary's làm Intership tại dept of internal medicine dưới quyền Dr Cosentino.

Dr Tam Bui was accepted to have Intership in Internal Medicine at St Mary Medical Center in San Francisco.  Thế là tôi sẽ thành một American MD, lại có ngay tiền lương tháng để nuôi gia đình. Đó là một trong những cái may nhất đời tôi sau cái may thoát chết trong cuộc Vượt Biên

Mặc dù tôi còn bỡ ngỡ vì chưa bao giờ làm việc tại một bệnh viện bên Mỹ  nhưng Dr Cosentino rất rộng lượng nhận tôi vào làm Intership và che chở tôi.

Làm việc được 9 tháng thì một hôm thấy các bạn học người Mỹ quần áo chỉnh tề sắp sửa đi dự cuộc phỏng vấn để xin việc tại bệnh viện Neumiller trong San Quentin Prison. Tôi ngạc nhiên hỏi sao lại đua nhau đi xin làm ở nhà tù. Họ cười nói làm bác sĩ cho nhà nước (State Physician) là the best job (lương khá, công việc chắc chắn có bảo hiểm sức khỏe, mai mốt về già lại có lương hưu cao),

Tôi xin cho đi theo. Họ cười nhạo tôi "Mi không phải người Mỹ, họ không nhận mi đâu vì lý do an ninh". Tôi cố năn nỉ đòi đi. Sau có một anh bạn trẻ thương tình cho tôi đi cùng.Thế là tất cả 10 nam nữ Mỹ trắng thêm tôi là 11 ứng viên hăm hở đi tới San Quentin Prison. Giám đốc bệnh viện Neumiller là Dr Williams tuổi 60 ngồi phỏng vấn bọn chúng tôi. Kết quả thật bất ngờ Dr Williams chỉ chọn một ứng viên là thằng chệt già Bùi Duy Tâm. Tôi phải nhận việc ngay nhưng tôi còn thiếu 3 tháng nữa mới qualified thi License. Dr Lithgow, Director of Residency Program, thông cảm hoàn cảnh của tôi, cấp ngay giấy chứng nhận làm Intership đủ 12 tháng để thi License. Đời tôi lại thêm một Ân Nhân nữa sau Dr Panagotacos và Dr Cosentino. Tôi đậu luôn kỳ thi California License of Physician & Surgeon và nhận công việc Staff Physician at Neumiller hospital in San Quentin Prison, một nhà tù nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, nơi chứa nhiều tù Tử Hình. Vợ tôi cũng đi học luyện thi lại bằng DDS (Doctor of Dental Surgery) tại Kaplan Center cùng với tôi. Qua nhiều kỳ thi rất khó bà đã lấy được California License of DDS năm 1985 và mở phòng mạch cùng với tôi (General Medicine), con trai Bùi Duy Thiện (Orthodontics) và con rể Tạ Quốc Huân (Podiatry).

Như vậy tôi có 3 jobs (3 công việc):

   * Staff Physician in Internal Medicine at St Mary's Medical Center

   * Bác Sĩ Phòng Mạch đường 8th Avenue  SF  

   * State Physician & Surgeon at Neumiller hospital in San Quentin Prison

Công việc sau cùng này chắc chắn nhất, lương cao, bảo hiểm sức khỏe tốt, lương hưu rất hậu nhưng thú vị nhất là được tiếp xúc với các tù phạm trọng tội. Họ thường rất tháo vát và nhiều thiên khiếu. Bất cứ cái gì hư hỏng cần sửa chữa mà thợ thường không làm được thì mấy tù nhân này chỉ ngoáy một cái là xong. Làm giả chi phiếu, lấy trộm tiền trong tài khoản người khác, mở két sắt, bẻ khóa cửa,.. còn được huống chi mấy chuyện sửa vặt có thấm tháp gì. Anh tù án tử hình Miller Mỹ đen vẽ chân dung cho tôi cũng đen đen như anh ta.

Tôi phải đến Condemned Row khám bệnh cho mấy anh tù cấm cố. Họ quý tôi lắm vì tôi thật lòng thương họ. Dr Althausen bị tù nhân hất đầu gối vào mặt trong khi khám bệnh vì nói sẵng với anh này. Mỗi lần khám bệnh tôi vuốt ve họ. Một anh tù bị suyễn nặng, mỗi lần lên cơn suyễn (asthma crisis) gặp tôi thì khỏi ngay vì tôi chỉ nhẹ nhàng vỗ về khuyên bảo "Con thở chậm và đều nhé! Doctor thương con lắm...". Anh nắm tay tôi, gật gật một lúc là hạ hỏa và thở bình thường (thường người có bệnh suyễn lên cơn vì tức giận). Tội nghiệp anh ta chết khi tôi đi vacation vì khi lên cơn gặp một bác sĩ khác không biết nựng anh.

Bác sĩ Mỹ không chuyên khoa phẫu thuật không biết khâu vá vết thương, đều phải nhờ tôi. 

Thậm chí đến anh lab.technician (kỹ thuật viên phòng thí nghiệm) gặp trường hợp không lấy máu trong tĩnh mạch được phải làm femoral stick (chọc tĩnh mạch háng) cũng lại kiếm Dr Bui. Tôi nổi tiếng cái gì cũng làm được nên phàm ca nào khó đều gọi Dr Bui. Các bác sĩ Mỹ sợ on call (trực gác) lắm vì gặp nhiều ca cấp cứu phải xử trí ngay lập tức trước khi gửi đi bệnh viện chuyên khoa. Họ hay nhờ tôi trực gác on call dùm họ nên tôi kiếm được rất nhiều tiền đến nỗi cấp trên phải ra lệnh cho bác sĩ giám đốc ngưng việc trực gác MOD của tôi như bức thư sau. Bác sĩ giám đốc cũng đành bó tay không thi hành lệnh cấp trên được vì không ai vừa giỏi vừa chăm như Dr Bui để giải quyết mọị việc êm ả cho bệnh viện.


Nghiệp Đoàn Nha Y Sĩ Hoa Kỳ (Union of American Physicians & Dentists)  điều tra việc này  cũng phải công nhận Dr Bui rất tốt với bệnh nhân vừa giỏi vừa siêng (không cáo ốm vặt, call in sick),  đáng được Khen Thưởng (should be commended for his dedication).


Giám Đốc A. Calderon, Warden of San Quentin Prison cũng gửi giấy khen Dr Bui vì không hay cáo ốm để nghỉ (sick leave usage).

Vì thế lương của Dr Bui lên hàng nửa triệu dollars mỗi năm (hồi đó trước sau năm 2000 cách đây hơn 25 năm là cao lắm), các báo ở San Francisco và Los Angeles phải đăng tải tin này ngay trang đầu.

  SAN FRANCISCO CHRONICLE     Tuesday June 21, 2005

Một buổi sáng tôi đi làm như thường lệ. Đậu xe xong đi vào cổng thì thấy ông Giám Đốc, Warden of San Quentin và cả chục nhân viên đứng 2 hàng nghiêm chỉnh chào tôi vì sáng nay báo San Francisco Chronicle đăng tin Dr Bùi lương cao nhất California hơn cả ông Governor. Là cái Hay hay cái Họa cho tôi! (đọc hồi sau sẽ rõ). Cứ như vậy mỗi năm income lại lên vùn vụt đến nỗi cấp trên phải ép tôi về hưu

Họ đến tận nhà dọa tôi không về hưu ngay thì sẽ bị cúp lương hưu. Họ phải tìm cớ sa thải tôi để tôi mất lương hưu bằng cách than phiền tôi viết medical report ngắn quá trong khi các bác sĩ giám đốc bệnh viện đều khen tôi viết báo cáo rất ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu. Tôi vội về hưu ngay tháng Sept. 2006 (khi tôi mới 72 tuổi)  nhưng vẫn không kịp. Họ dùng hình thức áp tải tôi ra khỏi San Quentin và báo cáo với Medical Board. Việc này rất tai hại cho tôi vì Medical Board of California phái một bác sĩ (dốt quá) đến điều tra tôi. Bác sĩ đó có những câu hỏi sai trái đến nỗi tôi phải viết lại từng câu rồi so với sách để chứng tỏ bác sĩ đó hỏi sai nhưng họ bênh nhau và tôi bị phạt treo bằng Probation mới đầu là 5 năm sau hạ xuống 3 năm (Probation nghĩa là vẫn được hành nghề song phải dưới sự kiểm soát của một bác sĩ khác). Dr Cosentino và Bác sĩ Nguyễn Thanh Châu đã giúp tôi qua cầu ô nhục này. Việc này cho ta thấy ngay tại Hoa Kỳ một quốc gia nổi tiếng Công Bằng Nhân Đạo mà còn có những trò Ganh Ghét Ma Giáo của Nhà Nước hại người lương thiện có thực tài và thiện chí. Cách đây nhiều năm có một đại diện ban chấp hành Hội Y Sĩ Hoa Kỳ AMA (American Medical Association) từ Chicago, đại bản doanh của AMA tới nhà thăm tôi hỏi về chuyện này chuyện nọ rất lịch sự (chắc đến điều tra tôi).

 Tuy nhiên vẫn còn một số quy luật bảo vệ Công Lý nên đến nay (2023), tôi đã 89 tuổi vẫn còn giữ được California Medical License of Physician & Surgeon với lương hưu gần 10 ngàn dollars mỗi tháng gồm bảo hiểm sức khỏe rất tốt và vợ sẽ được hưởng một số lương sau khi tôi chết. 


SAN FRANCISCO CHRONICLE     

Sunday July 15, 2007 

(báo này đăng tải Income của tôi đến Sept. 2006 là tháng năm cuối cùng tôi làm cho California State 


 Dr Tam D. Bui vẫn lãnh lương cao nhất bang)

(còn tiếp một bài nữa về chuyện  phóng viên các báo Mỹ và Tàu đến nhà chụp hình lia lịa, phỏng vấn Dr Tam Bui và đăng tải trên báo nhiều trang nhiều lần)