Nghĩa tình 

 HOÀNG SA - TRƯỜNG SA 

  Phần 16  

Ngày 11 (Thứ Bảy 26/4/2014): 

Quần thể giếng dầu BẠCH HỔ & Liên Hoan Tổng Kết tại Vũng Tàu

    Quần thể giếng dầu BẠCH HỔ

Bạch Hổ là tên một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Liên doanh Dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho Nhà máy Khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.

Lịch sử

Năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Việt Nam Cộng hòa cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² mới chỉ là 16% của thềm lục địa. Tới tháng 10 năm 1974 hãng ExxonMobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 dàn khoan được xây dựng. Sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu muộn lắm là vào cuối năm 1977. Các Công ty dầu nước ngoài đề nghị Việt Nam Cộng hòa hai điểm: thứ nhất, cho công ty đào ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, hành chánh; thứ hai, doanh thu từ khai thác dầu sẽ chia đôi, một nửa thuộc về các công ty này, một nửa cho Việt Nam Cộng hòa.[1] Tuy nhiên, Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ khi chưa có dự án nào được xúc tiến.

Sau năm 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsovpetro của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamLiên Bang Xô viết (nay là Nga) quản lý và khai thác.

Từ năm 2000 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn toàn hoàn vốn đồng thời khai thác có lãi và đóng góp vào GDP cả nước trên 5 tỷ USD mỗi năm

https://petrovietnam.petrotimes.vn/tim-kiem-phat-hien-va-khai-thac-co-hieu-qua-mo-dau-bach-ho-245371.html

Tên “Bạch Hổ" đã đi vào các văn liệu dầu khí thế giới và được ghi nhận như mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, 

nhưng đồng thời cũng là một trong những mỏ đặc biệt trên thế giới có trữ lượng cực lớn (trên 500 triệu tấn trữ lượng dầu khí tại chỗ), 

được Vietsovpetro tổ chức khai thác với cường độ và sản lượng cao (trên 12 triệu tấn/năm ở sản lượng đỉnh) 

từ tầng chứa là đá móng granitoid Mesozoi trong các bể trầm tích Đệ tam.

Quan điểm cơ bản trong khoa học dầu khí nhưng đồng thời cũng là cơ sở lý luận để tổ chức tìm kiếm các mỏ dầu khí trên thế giới đều xem “Dầu mỏ và khí thiên nhiên” có nguồn gốc hữu cơ, hình thành từ sự phân hủy các xác sinh vật và thực vật hạ đẳng dưới tác động của áp suất và nhiệt độ trong quá trình bị chôn vùi sâu dưới lòng đất ở các bể trầm tích. Vì thế, không khỏi ngạc nhiên đến khó tin về việc phát hiện dầu khí tồn tại trong đá móng, là các dung nham, đá núi lửa hình thành ở nhiệt độ vài ngàn độ, nơi mà không vật chất hữu cơ nào có thể tồn tại.

Các đá granit này nằm lót đáy dưới các bể trầm tích tuổi Đệ Tam trên thềm lục địa Việt Nam mà chúng ta có thể quan sát thấy khi đi dọc bãi biển từ Vũng Tàu đến Phan Rang, Nha Trang, Bình Định, Đà Nẵng. Những hang hốc và nứt nẻ trong đá granit là các không gian chứa dầu ở dưới sâu trong lòng đất 3000 – 4000 mét. Ở chiều sâu đó, các đá bị nén ép chặt sít, và các khe nứt chỉ rộng trung bình vài milimét đến một centimét.

Hình 1 Đá granit nứt nẻ quan sát ở bãi biển Cà Ná – Ninh Thuận (Ảnh P.V.Trụ)

Vietsovpetro đã phát hiện và bắt đầu khai thác dầu từ móng mỏ Bạch hổ kể từ ngày 6/9/1988 đến nay gần 27 năm. Từ kinh nghiệm của Vietsovpetro, nhiều mỏ dầu trong tầng chứa móng nứt nẻ lần lượt được phát hiện và đưa vào khai thác.

Từ đó đến nay, Việt Nam đã khai thác riêng từ tầng chứa móng nứt nẻ gần 250 triệu tấn dầu (khoảng 75% tổng sản lượng dầu), thu gom trên 40 tỷ mét khối khí, gần 12 triệu tấn LPG và condensate, với tổng doanh thu dầu khí khai thác từ tầng móng gần 80 tỷ USD. Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dầu khí Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đi đầu là Vietsovpetro không những đã xây dựng phương pháp luận về hệ thống dầu khí trong đá móng nứt nẻ mà còn đóng góp về hệ phương pháp nghiên cứu mô hình mỏ, các giải pháp công nghệ khoan trong đá móng nứt nẻ, khai thác có duy trì áp suất vỉa, tối ưu hóa hệ số thu hồi dầu với nhịp độ cao, xây dựng các phần mềm tính toán thông số vỉa, tổ chức xây dựng mỏ v.v...

Các công ty dầu khí và dịch vụ nước ngoài cũng theo đó mà hoàn thiện hệ công nghệ trong nghiên cứu, khoan và khai thác dầu trong đá móng góp phần gia tăng sản lượng dầu Việt nam.

Hiện nay tại bể Cửu Long, ngoài những mỏ dầu khí đã được phát hiện trong móng và đưa vào khai thác như Bạch hổ, Rồng của Vietsovpetro, Nam Rồng-Đồi Mồi của Liên doanh Việt-Nga-Nhật; các mỏ Sư tử Đen, Sư tử Vàng, Sư tử Nâu của Cửu long JOC; Rạng đông của JVPC; Ruby của Petronas; Cá Ngừ Vàng của Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC còn có những phát hiện khác như: Jade, Diamond, Pearl, Hải Sư Đen, Thăng Long, Hổ Xám South cũng đang chuẩn bị đưa vào khai thác thời gian gần.

Tầng chứa đá móng granitoid nứt nẻ trở thành đối tượng quan tâm khi tiến hành tìm kiếm thăm dò trong các bể trầm tích khác. Ngoài bể Cửu long, dầu khí tiếp tục được phát hiện trong đá móng granitoid ở bể Nam Côn Sơn như ở mỏ Đại Hùng, Gấu Chúa v.v..

Những thành tựu khoa học - công nghệ của ngành dầu khí Việt Nam có giá trị thực tiễn không chỉ trong bể Cửu Long mà có thể ứng dụng cho các bể chứa dầu khác trên thềm lục địa Việt Nam và trong khu vực.

Những thành tựu này là đóng góp khoa học-công nghệ cho khoa học dầu khí Việt Nam và thế giới.................................................................................

Tầng móng nứt nẻ-hang hốc granitoid trước tuổi Đệ Tam ở bể Cửu Long và thềm lục địa Việt Nam trở thành đối tượng quan tâm đặc biệt trong chiến lược tìm kiếm và khai thác dầu khí của các công ty dầu hoạt động ở Việt Nam và các tổ chức dầu khí thế giới.

Phát hiện và khai thác có hiệu quả dầu trong tầng chứa đá móng granitoid nứt nẻ-hang hốc là - thành tựu khoa học và công nghệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đi tiên phong là Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro - là một đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn cho khoa học dầu khí thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Công trình khoa học-công nghệ này đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ” cho tập thể tác giả năm 2012.

TS. Ngô Thường San


 TỔNG KẾT CHUYẾN THĂM TRƯỜNG SA

(tại Vũng Tàu thứ bảy 26/4/2014) 

Trong đêm Liên Hoan Tổng Kết Bác Sĩ Bùi Duy Tâm được bình bầu 3 Giải Thưởng:

1- NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHỎE MẠNH  NHẤT (do phái Nam bầu)

2- NGƯỜI ĐÀN ÔNG HẤP DẪN NHẤT (do phái Nữ bầu)

3- HÁT BÀI CA ĐỘC ĐÁO NHẤT: "Người Tình Già" của Phạm Duy (do Truyền Thông Báo Chí & đoàn Văn Công bầu)

Để kết thúc đêm Liên Hoan BS. Bùi Duy Tâm cùng anh em chiến sĩ Hải Quân hát các bản Hùng Ca. Cuối cùng Bác Sĩ Bùi Duy Tâm  lớn tiếng ca " Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi, Lòng có xá chi đâu ngày trở về, Ra đi ra đi bảo toàn sông núi, Ra đi ra đi THÀ CHẾT KHÔNG LUI". Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Đoàn đứng bật lên ôm chầm lấy BS.Tâm. Tất cả quân dân trên tàu đứng dậy vỗ tay hò hét vang lên

"THÀ CHẾT KHÔNG LUI" 

Chuyến đi TRƯỜNG SA đã hoàn tất tốt đẹp

và kết thúc đầy KHÍ THẾ