Nghĩa tình 

 HOÀNG SA - TRƯỜNG SA 

  Phần 3  

Trong trận hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao ngày 14/3/1988 Đại Tá Vũ Huy Lễ, vị thuyền trưởng HQ-505 anh hùng chống trả quân Trung Quốc với lời thề bảo vệ Trường Sa 

Gạc Ma 1988, Đại tá Vũ Huy Lễ chỉ huy tàu HQ-505 chống quân Trung Quốc đã qua đời

Đại tá Vũ Huy Lễ, người từng được đào tạo tại Liên Xô, vị thuyền trưởng tàu HQ-505 anh hùng chống trả quân Trung Quốc trong trận Gạc Ma 1988 với lời thề bảo vệ Trường Sa, đã qua đời.

Khi sinh thời, Đại tá Vũ Huy Lễ cho biết, dù trong thời khắc sinh tử, dù bị quân Trung Quốc bao vây, đe dọa, uy hiếp đầu hàng, nhưng ông và các chiến sĩ, đồng đội thề quyết hy sinh để giữ đảo vì đó là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.

Đại tá Vũ Huy Lễ qua đời

Ngày 19/8/2022, chính quyền địa phương và người thân xác nhận, Đại tá Vũ Huy Lễ, chỉ huy tàu HQ-505 trong trận hải chiến Gạc Ma 1988 vừa từ trần, hưởng thọ 76 tuổi.

Ông Vũ Huy Lễ là Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, người đã từng được đào tạo ở thành phố Leningrad (Liên xô cũ), đã cùng đồng đội nhận mật lệnh tiến ra Cô Lin để giữ đảo và tham gia trận Gạc Ma lịch sử năm 1988 để bảo vệ Trường Sa.

Trung Quốc chiếm đóng trái phép một số đảo ngoài Trường Sa như đảo Đá Nhỏ, đảo Châu Viên, tàu HQ-505 mới vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào quân cảng Cam Ranh.

Khi thuyền trưởng Vũ Huy Lễ huy động đồng đội, anh em chuẩn bị nhổ neo ra Bắc thì nhận nhiệm vụ phải đưa tàu ra chốt trực, giữ đảo Trường Sa bằng mọi giá.

Khi cho tàu đóng ở đảo Đá Lớn được hơn một tháng thì đến trưa ngày 13/3/1988, ông Vũ Huy Lễ đã nhận được mật lệnh đưa tàu ra đảo Cô Lin.

Trận Gạc Ma 1988 và sự anh hùng của tàu HQ-505

Đến 9h ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do Đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do thiếu tá Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng nhận lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin.

Đến sáng sớm ngày 14/3/1988, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu HQ-604 của Việt Nam rồi cho quân xông về phía tàu của các chiến sĩ Việt.

Thảm sát Gạc Ma. Trung Quốc hèn hạ. Làm sao để không ai có thể ‘động vào’ Việt Nam?

14 Tháng Ba 2021, 12:58

Đại úy-Thuyền trưởng tàu HQ-604 Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu đánh trả quyết liệt chống lại lực lượng hải quân Trung Quốc. Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Trong khi đó tại Cô Lin, khoảng 6h ngày 14/3/1988, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Tuy nhiên sau khi tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi.

Sau khi phát hiện thấy tàu Việt Nam cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tấn công nã pháo vào tàu HQ-505.

Tàu HQ-505 do bị trúng đạn vào buồng máy bên phải, hỏng máy trôi ra xa đảo Cô Lin gần 1 hải lý. Tất cả các khoang máy đều bốc cháy dữ dội, điện tắt tối om, nước tràn, dầu lênh láng. Tàu có xu hướng nghiêng, khả năng chìm trên vùng biển sâu 1.000 m.

Đến 8h15 ngày 14/3/1988, bộ đội trên tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ của tàu HQ-604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm. Cán bộ, chiến sĩ của tàu HQ-505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo Cô Lin.

Quyết định sinh tử trong trận Gạc Ma 1988

Ngay trong thời khắc sinh tử, Đại tá Vũ Huy Lễ nhận định rằng, nếu tàu HQ-505 bị chìm, toàn bộ chiến sĩ có thể hy sinh, tàu mất và đảo không giữ được, do đó, dưới sự chỉ huy tài ba, anh hùng, ông cùng đồng đội quyết tâm bằng mọi giá phải giữ được tàu.

Ông Vũ Huy Lễ đã yêu cầu anh em kỹ thuật tập trung sửa máy, đến khi xong thì cho lệnh chạy cả hai máy để mũi tàu hướng về Cô Lin. Khi gần đến đảo, ông hạ lệnh mở hết tốc lực cho tàu HQ-505 tiến thẳng lên đảo và nằm gác 1/3 thân trên đảo, trở thành pháo đài kiên cố giữ đảo.

Theo các tư liệu về trận đánh, trong thời khắc lịch sử ấy, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã nhanh trí lên kế hoạch, nếu phía Trung Quốc đánh tàu, chiếm đảo, bộ đội Việt Nam dùng súng bộ binh để chiến đấu quyết giữ đảo.

Ngay sau khi đưa 5 chiến sĩ trên tàu bị thương lên đảo Cô Lin để cấp cứu, thuyền trưởng Lễ cùng nhiều đồng đội khác đưa xuồng cứu sinh quay lại đảo Gạc Ma để cứu vớt đồng đội. Dù bị lính Trung Quốc dùng súng AK bắn trước mũi xuồng ngăn cản, nhưng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn anh dũng cùng anh em cứu trợ đồng đội.

Suốt cả buổi sáng, tất cả thuyền viên tàu HQ-505 vớt được 44 thương binh và tử sĩ rồi đưa về đảo Sinh Tồn để cứu chữa, mai táng những đồng đội đã hy sinh.

Đến tối ngày 14 tháng 3 năm 1988, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 người khác ở lại tàu, giữ đảo, luôn đặt trong trạng thái chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Theo lời kể của những nhân chứng sống từ trận chiến sinh tử năm 1988, không chỉ thiếu thức ăn, nước uống, khó được tiếp tế, các chiến sĩ Việt Nam luôn phải thường trực trong tình trạng phải “trực chiến” bởi quân Trung Quốc quấy nhiễu thường xuyên, thường đem quân, vũ khí đe dọa, kêu gọi yêu cầu đầu hàng, nhưng các chiến sĩ Việt Nam đã không khuất phục.

Đáng nói, dù có thể rút về đảo Sinh Tồn để nghỉ ngơi, nhưng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng đồng đội quyết bám trụ đảo Cô Lin đến tận tháng 6 năm 1988 khi chủ quyền đối với Cô Lin của Việt Nam được bảo toàn.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng.

© Ảnh : Nguyễn Viết Thái

Sau này, quyết định dùng chính con tàu HQ-505 dài gần 100m, rộng 38m làm pháo đài để giữ đảo Cô Lin được đánh giá là quyết định táo bạo và chính xác của thiếu tá Vũ Huy Lễ trong lúc “ngàn cân treo sợi tóc”.

Đến năm 1989, Tập thể tàu HQ-505 cùng thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác được thưởng huân chương chiến công các hạng vì những cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc.

“Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo” – tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam, kể cả những người đã nằm lại trong trận chiến Gạc Ma lịch sử đến nay vẫn được gìn giữ và phát huy.

Ông Vũ Huy Lễ từng nói khi còn sinh thời rằng, chúng tôi muốn các thế hệ mai sau không bao giờ quên ngày 14/3/1988, không bao giờ quên những người đã ngã xuống vì quê hương, không bao giờ quên Gạc Ma, một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.


Phố Bolsa TV phỏng vấn Đại Tá Vũ Huy Lễ: 

Phỏng vấn Đại tá QĐND Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 trong trận hải chiến Gạc Ma 1988: "Đã là người Việt Nam, bất kỳ ở phía bên nào, nếu có tinh thần yêu nước, có lòng dũng cảm hi sinh vì đất nước Việt Nam mình, thì chúng tôi đều trân trọng."


Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, Việt Nam giữ được những đảo còn lại.

Tổng quát quần đảo Trường Sa: "Đảo" (đảo San Hô/Cồn Cát), "Đá" (rạn San Hô nửa nổi nửa chìm/ngầm, "Bãi Ngầm"

Đảo Trường Sa Lớn trong bộ Lịch xuân Phương Nam 

Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn với hình chụp từ thủy phi cơ

 https://tuoitre.vn/ngam-toan-canh-dao-truong-sa-lon-tu-thuy-phi-co-747879.htm

21 ĐẢO Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam Kiểm Soát 21 thực thể địa lý bao gồm các đảo, đá ngầm và rạn san hô. Việt Nam hiện là nước kiểm soát nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa bao gồm: Đảo Trường Sa, Đảo Trường Sa Đông, Đảo An Bang, Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đảo Song Tử Tây, Đảo Phan Vinh, Đá Cô Lin, Đá Đông, Đá Lát, Đá Len Đao, Đá Lớn, Đá Nam, Đá Núi Thị, Đá Núi Le, Đá Tây, Bãi Thuyền Chài, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc Tan.

Đảo Trường Sa Lớn 

Đảo Nam Yết 

Đảo Đá Nam 

Đảo Đá Lớn 

Nhà giàn Phúc Nguyên 

 Đưa ngư dân lên nhà giàn những ngày biển động 

Xây đài tưởng niệm Gạc Ma

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" nhằm vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận Gạc Ma (14/3/1988); Đồng thời hỗ trợ gia đình của những người đã hy sinh trong hai trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.

Vị trí  xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma.