Nghĩa tình 

 HOÀNG SA - TRƯỜNG SA 

  Phần 2  

 Trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 Trung Tá Ngụy Văn Thà  Hạm Trưởng HQ-10 Nhật Tảo  và Thiếu tá Nguyễn Thành Trí Hạm Phó HQ-10 Nhật Tảo tử trận cùng với 74 chiến sĩ hải quân VNCH 


Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt


Đọc kỹ tài liệu Wikipedia để tham khảo thêm chi tiết về cuộc Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thương cho Trung Tá Ngụy Văn Thà và Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí cùng 74 chiến  hải quân VNCH bị chết oan uổng! 


https://rvnhs.blogspot.com/2016/01/42nd-anniversary-battle-of-paracel.html


Người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2014.01.16


Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy VănThà, 

Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Đã 40 năm tính từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa 1974 nổ ra trên biển Đông mà hậu quả là quần đảo này rơi vào tay Trung Quốc, 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong một trận đụng độ thừa chết thiếu sống, biết chết mà vẫn chiến đấu bảo vệ biên cương.

Tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, hàng năm cứ đến ngày 19 tháng Giêng thì những cựu quân nhân các khóa hải quân của quân lực miền Nam Việt Nam lại tổ chức nghi lễ truy điệu và tưởng niệm 74 anh hùng vị quốc vong thân trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Sáng thứ Bảy ngày 11 vừa qua, tại thành phố Arlington thuộc Dallas Fort Worth, tiểu bang Texas, Hội Hải Quân Trùng Dương Dallas Fort Worth và vùng phụ cận là đơn vị đầu tiên tổ chức buổi lễ Tưởng Niệm 40 Năm Tử Sĩ Hoàng Sa:

Trân trọng tổ chức lễ tưởng niệm…Toán danh dự và toán hầu kỳ vào vị trí …..

Các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hiên ngang quyết tử, chống trả một lực lượng xâm lăng hùng hậu của hải quân Trung Cộng và đã oai vệ hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử …

Dịp này, hình ảnh và tư liệu về các chiến hạm Nhật Tảo, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt được nhắc nhở lại, phương danh quan quân vị quốc vong thân được tôn vinh, tên tuổi những người sống sót được trân trọng nói đến:

Tôi là thủy thủ, hạ sĩ giám lộ Nguyễn Hữu Cảnh. Trong trận chiến Hoàng Sa đại tá Ngạc là chỉ huy trưởng trên chiếc tàu Hải Đăng của tôi.

Có mặt tại buổi lễ Tưởng Niệm 40 Năm Tử Sĩ Hoàng Sa, bà quả phụ của đại tá hải quân Hà Văn Ngạc đã qua đời khi sang đến Hoa Kỳ, nhắc lại trong xúc động:

Chồng tôi đã dự được trận chiến Hoàng Sa và về với một vinh dự là người ta mười mình chỉ có một thôi nhưng mà mình cũng không phải là thua. Tôi rất hãnh diện là chồng tôi đã dự trận chiến Hoàng Sa, bảo vệ đất nước, đánh đuổi quân Tàu.

Trưởng nam cố đại tá hải quân Hà Văn Ngạc:

Trong suốt 25 năm, ngay cả khi đại tá qua đời, cũng không bao giờ nói chuyện với các con các cháu về trận hải chiến này. Sau này trên báo chí cũng như trên mạng lưới toàn cầu gia đình mới biết được là đại tá đã tham dự trong trận hải chiến với tư cách người chỉ huy.

Lễ tưởng niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa của Hội Hải Quân Trùng Dương Dallas. 

Được biết, thứ Bảy ngày 18 tháng Giêng tới đây, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington, Virginia và Maryland sẽ phối hợp cùng Hội Hải Quân Và Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa miền Đông Hoa Kỳ để tổ chức một chương trình truy điệu có tên 40 Năm Ngày Hoàng Sa.

Cùng ngày, một số đoàn thể người Việt trong vùng như Nhà Việt Nam, Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật, Viet Toon, Tuổi Trẻ Việt Nam Hải Ngoại, tiến hành một chương trình tưởng niệm để long trọng vinh danh gương anh dũng của 74 chiến sĩ hải quân đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Tại Hà Nội

Tại thủ đô Hà Nội cũng trong ngày thứ Bảy 11, các thành viên và các vị khách mời của Trung Tâm Minh Triết Việt, còn được biết đến dưới tên Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, đã gặp nhau trong một buổi lễ tưởng niệm 40 Năm Hoàng Sa.

Buổi lễ có sự hiện diện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà từ trong Nam ra. Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà là hạm trưởng chiến hạm HQ-10 Nhật Tảo, bị thương và chết theo tàu do ông chỉ huy. Hạm phó chiếc Nhật Tảo, hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí, cũng bị thương nặng và chết hai ngày sau khi bè cấp cứu còn trôi dạt trên biển:

Chúng tôi rất may mắn là mời được bà quả phụ Ngụy Văn Thà, việc bà xuất hiện ở Hà Nội là một sự kiện văn hóa, đạo lý của người Việt Nam và chúng tôi rất trân trọng.

Đó là lời ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, người sẽ diễn đọc Bài Văn Tế 74 chiến sĩ trận vong Hoàng Sa 1974:

Chúng tôi đang họp tại 35 Điện Biên Phủ tức là Viện Công Nghệ Phát Triển SENA, có các nhà trí thức, các cựu lãnh đạo trong đó có anh Nguyễn Đình Lộc nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu … nguyên là trợ lý, cố vấn cho chính phủ, có các nhà nghiên cứu về lĩnh vực luật, về lịch sử về xã hội học, về văn hóa và có những bạn trẻ sinh viên một số trường đại học.

Dịp này, ông Nguyễn Khắc Mai trình bày tiếp, Trung Tâm Minh Triết Việt sẽ công bố bốn văn bản quan trọng:

Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà năm 2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn ở câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình  

Một là bản tuyên bố của chương trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông về sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Văn kiện thứ hai là Lá Tâm Thư gởi các em sinh viên và thanh niên nhân sự kiện này. Thứ ba, Bản Văn Tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bỏ mình vì Hoàng Sa. Và thứ tư, bản danh sách phương danh 74 chiến sĩ đã bỏ mình vì bảo vệ Hoàng Sa năm xưa. Đấy là nội dung chính và sau đó chúng tôi sẽ trao đổi chung quanh những bài học lịch sử lớn, từ vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và việc bảo vệ không thành công của Việt Nam, nguyên nhân vì sao, bài học là thế nào vân vân… Đấy là nội dung hôm nay chúng tôi sẽ làm việc.

Bản Văn Tế 74 chiến sĩ hải quân miền Nam, phải chăng lần đầu tiên được xướng lên một cách bi tráng trong không khí trang nghiêm và trầm lắng của mùa Đông đất Bắc:

Giáp Dần 74

Nhật Nguyệt Hoàng Sa bi tráng

Đi vào lịch sử.

Giáp Ngọ hôm nay

Núi sông trời biển,

Hào hùng ghi nhớ công ơn.

Hỡi ơi, vì nước vì non

Không danh không lộc .

Nay xin truy điệu

74 chiến sĩ Hoàng Sa

Ngậm ngùi đấy

Họp trước hương trầm .

Bốn mươi năm là một chốc…

Chúng tôi đang họp tại 35 Điện Biên Phủ tức là Viện Công Nghệ Phát Triển SENA, có các nhà trí thức, các cựu lãnh đạo trong đó có anh Nguyễn Đình Lộc nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu…nguyên là trợ lý, cố vấn cho chính phủ

ông Nguyễn Khắc Mai

Theo lời ông Nguyễn Khắc Mai, bản văn tế này sau khi đọc xong sẽ được hiệu đính lại:

Chúng tôi cùng giáo sư Vũ Khiêu thỏa thuận sẽ trau chuốt sửa chữa lại cho nó mượt mà hơn để được khắc trên một tấm đá đặt ở bán đảo Sơn Trà, cũng rất trùng hợp với chủ trương của Thành Ủy thành phố Đà Nẵng, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Hoàng Sa.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai (phải), giám đốc Trung Tâm Minh Triết và tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng (giữa), tổng thư ký chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông tại buổi ra mắt chương trình ngày 31/8.           Photo HL 

Tại Đà Nẵng

Theo đề nghị của những cơ quan vừa kể tên, vào ngày 18 tháng Giêng này Bản Văn Tế 74 chiến sĩ Hoàng Sa sẽ được một lần nữa xướng lên trong buổi lễ thắp nến do thanh niên sinh viên Đà Nẵng tổ chức trên con đường mang tên Hoàng Sa của thành phố.

Vậy là Đà Nẵng, điểm xuất phát của bốn chiến hạm Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư lướt sóng trực chỉ Hoàng Sa với quyết tâm đánh lại kẻ xâm lấn biển đảo quê nhà, thì mãi 40 năm sau mới có ba sinh hoạt liên tục trong hai ngày 18 và 19 mà Trung Tâm Minh Triết đánh giá là ba sự kiện quan trọng:

Sự kiện thứ nhất là buổi tối đốt nến 18 tháng Giêng của thanh niên sinh viên Đà Nẵng, xếp hình nước Việt Nam, hình hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa để tưởng nhớ cuộc chiến 40 năm trước, tưởng niệm những người đã hy sinh bỏ mình vì Hoàng Sa.

Sự kiện thứ hai là Bộ Văn Hóa Và Thông Tin sẽ tổ chức một cuộc tọa đàm rồi truyền hình trên đài, mời một số các giáo sư như giáo sư Nguyễn Nhã để trao đổi, để nói rõ sự hy sinh to lớn của hải quân Việt Nam.

Sự kiện thứ ba là cuộc hội thảo vào chiều 19 tháng Giêng cũng tại Đà Nẵng, do Hội Sử Học của thành phố Đà Nẵng phối hợp với Trung Tâm Minh Triết, thực chất là Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, để tổ chức hội thảo này.Chúng tôi đã mời nhiều nhà khoa học trình bày tham luận của mình tại hội thảo.

Một trong những người được mời, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao, hiện là thành viên của Trung Tâm Minh Triết:

Sự hy sinh của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cách đây 40 năm là sự hy sinh và mất mát không gì có thể bù đắp được.

Thế còn việc nhà nước đến bây giờ mới nói được cái đó thì cũng phải nói thật không phải năm nay là lần đầu tiên, có điều là cái qui nô lần này nó có thể rộng lớn hơn, nó cũng đều khắp hơn. Cũng nói thật là nhận thức của một quá trình, quá trình đó lâu hay mau, nhanh hay chậm nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thế còn sự thay đổi như thế này đã đủ chưa thì cái này cũng phải để lịch sử lục vấn.

Sự kiện thứ nhất là buổi tối đốt nến 18 tháng Giêng của thanh niên sinh viên Đà Nẵng, xếp hình nước Việt Nam, hình hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa để tưởng nhớ cuộc chiến 40 năm trước, tưởng niệm những người đã hy sinh bỏ mình vì Hoàng Sa.

Nhưng mà Trung Tâm Minh Triết trong hội thảo vừa rồi cũng như sắp tới đây chúng tôi chính thức đề nghị với Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là phải vinh danh, phải công nhận 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mạng vì Hoàng Sa ngày đấy cũng phải được vinh danh như 64 liệt sĩ của Hải Quân Nhân Dân Việt Nam trong vụ thảm sát ở Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988.

Thứ Ba ngày 14 vừa qua, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ, chính thức ký ban hành kế hoạch phối hợp với các cơ quan và cơ sở liên hệ nhằm phối hợp tổ chức chương trình có tên Hướng Về Hoàng Sa, đánh dấu 40 năm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép.

Tin cũng nói trong khuôn khổ chương trình Hướng Về Hoàng Sa này sẽ có 4 tiết mục lớn trong hai ngày 18 và 19 tháng Giêng, thí dụ buổi trình diễn ca nhạc tại Công Viên Biển Đông và đêm thắp nến tri ân do Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa chủ trì.

Tại Saigon

Song song với thông cáo ghi dấu Trung Quốc Cướp Hoàng Sa của chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa, người ta còn đọc được thư mời của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn, kêu gọi thành viên cùng thân hữu tham dự buổi Thánh lễ cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 . Tưởng cần nhắc Câu Lạc Bộ Phao Lô Nguyễn Văn Bình từng tự động đứng ra vinh danh những chiến sĩ hy sinh vì bảo vệ biển đảo nhân ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27 tháng Bảy và đã tạo tiếng vang đáng kể.

Thánh Lễ cầu nguyện và tưởng nhớ trận hải chiến Hoàng Sa cũng như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hoa vị quốc vong thân năm 1974 sẽ được cử hành tại Sài Gòn chiều thứ Bảy ngày 18 tháng Giêng 2014.

Dưới mắt chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông, tác giả cuốn Biển Đông: Luận Cứ Và Sự Kiện, thạc sĩ Đinh Kim Phúc, sự kiện Hoàng Sa 1974-2014 năm nay được phổ biến và tổ chức trong tinh thần tương đối thông thoáng nhẹ nhàng phải được coi là một tín hiệu đáng mừng:

Phải chờ 30 năm hay 40 năm mới được tưởng niệm, đặc biệt năm nay thì đây là niềm vui chung của cả người Việt trong nước lẫn ngoài nước, những người có tấm lòng và cái tâm hướng về tổ quốc. Hành động tưởng niệm cũng như ghi ân tất cả những người đã vì nước quên mình cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai có ý đồ phản bội lại tổ quốc.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa 1974-2014. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối thứ Năm tuần tới.

 https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_the_Paracel_Islands

thứ sáu, 10/10/2014 - 01:00     TUẦN VIỆT NAM

TQ lại hành động 'phi pháp và nguy hiểm'

Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Khi vụ việc đưa ra tòa án quốc tế, TQ sẽ trưng ra những chứng cớ của việc hình thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Nhân việc Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra nhiều hình ảnh về đường băng mới xây dựng trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa), Tuần Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thiếu tướng Công an đã về hưu Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An).

Ông bình luận gì về việc Trung Quốc công bố thông tin xây dựng xong đường băng ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa)?

Về mặt pháp lý, điều 1 và điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nói rằng những phần lãnh thổ bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo cơ sở pháp lý cho quốc gia đang chiếm hữu.

Việc làm của họ ở đảo Phú Lâm là hoàn toàn phi pháp. Nhưng ý đồ đằng sau là gì?

Thứ nhất, Trung Quốc muốn hiện thực hóa việc chiếm hữu.

Thứ hai là pháp luật hóa và hành chính hóa việc chiếm hữu. Bởi khi vụ việc đưa ra tòa án quốc tế, người ta sẽ xem xét chứng cứ, thì Trung Quốc sẽ trưng ra rằng đây là đơn vị hành chính, có quân đội, có chính quyền, có trại giam, có trường học, có trạm y tế... - những chứng cớ của việc hình thành một điểm dân cư. Những việc làm ở Phú Lâm là góp phần khẳng định cái âm mưu chủ quyền (phi lý) của Trung Quốc ở Hoàng Sa.


Quang cảnh Hoàng Sa hiện nay 

   Mô hình "Cải Tạo Hoàng Sa" do Trung Quốc đề  ra 

Ảnh: Baidu